Tin Tức - Sự Kiện

Ngành y – Nghề cao quý và không ngừng học hỏi

Trong xã hội có hai nghề cao quý vinh danh được gọi bằng thầy trong đó có thầy thuốc. Hơn bao giờ hết, họ chính là người chăm lo sức khỏe cho nhân dân cho cộng đồng, là người giành giật đấu tranh để đem lại sự sống cho mỗi người. Đó thật sự là một nghề cao quý hơn cả.

Ngành y không chỉ giỏi kiến thức
Làm việc trong ngành y là cả một chuỗi công việc liên tiếp khiến nhiều người phải xoay đảo vật lộn với chúng. Là nghề mà phải làm bất cứ lúc nào, đi bất cứ nơi đâu để chiến đấu với bệnh tật. Bệnh tật đa dạng nên khiến người làm công tác ngành y luôn phải trau dồi kiến thức liên tục và phấn đấu nhiều hơn nữa.
Nghề tôn kính vinh danh gọi là thầy thuốc
Quy trình đạo tạo ngành y cũng khá khắt khe, điểm đầu vào ở khối trường y dược luôn cao, ngoài mức tuyển đầu vào cao, người học còn phải trải qua những năm tháng rèn luyện gian khổ, vất vả với nghề. Tuy nhiên, nếu bạn có đam mê với ngành thì cũng có thể chọn cho mình những top trường có mức điểm thấp hơn, các trường cao đẳng và trung cấp ytrung cấp dược. Cơ hội học tập để trở thành bác sĩđiều dưỡngdược sĩ… phụ thuộc vào năng lực của bạn.

Đào tạo ngành y luôn áp lực hơn tất cả so với các ngành nghề còn lại. Bạn sẽ phải mất 6-7 năm để theo học, rồi lại tiếp tục học chuyên sâu khoảng 1-2 năm nữa. Tuổi xuân của bạn sẽ gắn liền với việc học tập này. Đó là chưa kể, việc đi trực thường xuyên ở các bệnh viện bạn có thể mắc phải muôn vàn các loại bệnh.

Bác sĩ giữ vai trò chủ lực trong khám chữa bệnh, giúp bệnh nhân ngăn ngừa bệnh từ sớm, chuẩn đoán bệnh, đưa ra các phương pháp điều trị. Do đó, quy trình đạo tạo để trở thành một người cầm trong tay sinh mạng của người khác luôn khắt khe hơn bao giờ hết.

Mà còn “giỏi” về y đức

Bất cứ nghề nào, lương tâm vẫn là vấn đề được đề cao hơn cả. Nhưng đối với ngành y lại là một đặc thù riêng. Ngoài chuyên môn giỏi còn phải là người có y đức cao. Bác sĩ không những cứu được tính  mạng cho người bệnh  mà còn phải là người biết quan tâm tới mọi hoàn cảnh, tâm trạng của người bệnh. Phải biết bao dung và coi bệnh nhân như chính mình đang mắc bệnh.
Bác sĩ giỏi là người “chuyên” về chuyên môn và “hồng” về y đức
Người thầy thuốc hành nghề phải luôn luôn trau dồi học hỏi không ngừng, phải
rèn luyện suốt đời để “chuyên” về chuyên môn và “hồng” về y đức.

Ngày nay, khi xã hội hóa đã có nhiều tai tiếng về ngành y, đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh người thầy thuốc “lương y như từ mẫu”. Những sự kiện được báo chí phơi bầy và vạch trần đã cho thấy một đội ngũ nhỏ cán bộ y bác sĩ đang không thực hiện đúng với tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button