Viêm cầu thận lây qua đường nào?

Viêm cầu thận là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm thường xảy ra ở lứa tuổi từ 4-14 tuổi và thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Nếu cầu thận bị phá hủy, thận không thể làm việc hiệu quả và dẫn đến tình trạng suy thận, suy thận giai đoạn cuối sẽ khiến người bệnh bắt buộc phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Mục lục
1. Viêm cầu thận là gì?
Bệnh lý viêm cầu thận là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra ở cầu thận khiến thận mất dần các chức năng như: Loại bỏ chất thải và các chất lỏng dư thừa qua đường nước tiểu, đặc biệt có thể dẫn tới suy thận. Bệnh khởi đầu với các triệu chứng viêm họng hoặc viêm da, sau đó vi trùng không trực tiếp tấn công lên thận mà thông qua cơ chế miễn dịch.
Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khiến cơ thể bắt buộc phải sản sinh ra các kháng nguyên để kết hợp với kháng thể tạo phức hợp giúp hệ miễn dịch bình thường loại bỏ được. Tuy nhiên ở một số người có hệ miễn dịch bị rối loạn và không thể loại bỏ phức hợp kháng nguyên kháng thể thì các phức hợp này sẽ theo dòng máu đến cầu thận bị mắc lại gây ra tổn thương và biểu hiện bệnh lý.

2. Biểu hiện của viêm cầu thận
Các biểu hiện của viêm cầu thận cấp gồm:
- Viêm họng: sốt, đau họng, amidan sưng to, nung mủ
- Viêm da mủ kéo dài
- Sưng phù hai mí mắt, phù mặt, có thể lan ra toàn thân
- Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu như nước trà đậm hoặc màu xá xị
- Tăng huyết áp nếu nặng có thể ảnh hưởng đến thần kinh gây lơ mơ, ngủ gà, đau đầu dữ dội, co giật, khó thở do suy tim
- Mức độ nặng gây ho trào bọt hồng, suy hô hấp, tử vong.
Tuy nhiên, một số trường hợp viêm cầu thận cấp không biểu hiện ra ngoài và chỉ phát hiện tình cờ trên xét nghiệm nước tiểu có nhiều đạm, máu, suy chức năng thận, kháng thể kháng vi khuẩn (ASLO) tăng cao trong máu

3. Viêm cầu thận cấp có nguy hiểm không?
Viêm cầu thận là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới chức năng lọc bỏ chất thải trong máu ra khỏi cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng cho bệnh nhân như:
- Suy tim cấp: Là biến chứng thường gặp nhất và xuất hiện rất sớm dễ gây nguy hiểm đến tính mạng
- Suy thận cấp tính: Xảy ra ở bệnh nhân viêm cầu thận tiến triển nhanh khiến các đơn vị thận mất chức năng lọc gây tích lũy chất độc. Trong trường hợp này bệnh nhân cần được lọc máu cấp cứu để đảm bảo tính mạng
- Suy thận mạn tính: Là biến chứng rất nghiêm trọng khiến thận mất dần chức năng, cuối cùng là đòi hỏi chạy thận hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống
- Hội chứng thận hư: Là một nhóm các dấu hiệu và triệu chứng có thể đi kèm với viêm cầu thận ảnh hưởng đến khả năng lọc của cầu thận. Hội chứng thận hư được đặc trưng bởi mức độ protein cao trong nước tiểu, kết quả là hàm lượng protein thấp trong máu, cholesterol máu cao và sưng phù do giữ nước ở mí mắt, chân và bụng
- Cao huyết áp: Do sự tích tụ các chất thải trong máu
4. Viêm cầu thận lây qua đường nào?
Viêm cầu thận có thể lây từ người sang người qua 3 con đường chủ yếu là da, đường tiêu hóa và đường hô hấp cụ thể như sau:
- Lây qua da: Khi da bị trầy xước, xuất hiện các vết thương hở và không xử trí kịp thời, đúng cách thì vi khuẩn gây bệnh thận sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể gây ra viêm cầu thận
- Lây qua đường tiêu hóa: Virus Bacillus anthracis gây viêm cầu thận có thể tồn tại trong cơ thể sống tới tận 48 năm. Do đó thói quen ăn đồ tái, đồ sống nhất là tiết canh và nội tạng động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh này qua đường tiêu hóa lên rất cao
- Lây qua đường hô hấp: Đây được xem là con đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp sẽ đi sâu vào các tuyến bạch huyết tại ngực rồi phát triển mạnh khi gặp điều kiện thuận lợi.

5. Điều trị bệnh viêm cầu thận như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị đặc hiệu viêm cầu thận, phần lớn các thuốc đang sử dụng chỉ giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh tùy vào từng giai đoạn cụ thể.
Đối với người chưa bị suy thận có thể cải thiện bệnh bằng cách ăn nhạt hơn và hạn chế uống nhiều nước bên cạnh đó kết hợp sử dụng thuốc lợi tiểu liều thấp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi đã xảy ra suy thận bệnh nhân nên nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động, ăn lạt, kiểm soát huyết áp, dùng thuốc lợi tiểu, điều trị suy tim, sung huyết, điều trị các biến chứng suy thận cấp, một số trường hợp nặng cần phải chạy thận nhân tạo cấp cứu.
Viêm cầu thận thường có tiên lượng tốt, đặc biệt ở trẻ em. Viêm cầu thận điển hình sẽ biến mất trong từ 1-2 tuần. Tình trạng phù, tăng huyết áp sẽ khỏi khi người bệnh đi tiểu được. Các triệu chứng khác sẽ biến mất hoàn toàn sau 4-6 tuần.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm và điều trị bệnh tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác và đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.